MẸO XỬ LÍ KHI CON CÁI TỊ NẠNH NHAU

MẸO XỬ LÍ KHI CON CÁI TỊ NẠNH NHAU

Trong cuộc sống thường ngày chúng ta không thể tránh khỏi việc con cái tị nạnh lẫn nhau, đặc biệt là những gia đình vừa có em bé. Vậy nguyên nhân vì sao các con lại tị nạnh lần nhau và  làm thế nào để xử lí khi các con có biểu hiện đó, hãy cùng Crown Space xử lí dưới bài viết này.

Nguyên nhân dẫn đến việc con cái tị nạnh?

Nguyên nhân đầu tiên có thể nhắc tới đó chính là xuất phát từ cha mẹ, cách đối xử của cha mẹ với mỗi đứa con sẽ khiến con có nhìn nhận khác nhau. ba mẹ có thể cưng chiều em hơn so với các anh chị, giành nhiều thời gian cho em, mua quà cho em, bắt anh chị phải nhường đồ chơi, nhường phòng mình cho em... chính các xử lí của ba mẹ khiến con cái cảm thấy mình không được yêu thương kể từ khi có em.

 

Cách phân biệt giới cũng là một nguyên nhân, nhiều gia đình thich con trai, cưng  chiều con trai hơn con gái khiến các bé trở nên mặc cảm, tổn thương..
Do độ tuổi, thông thường việc tị nạnh giữ con cái thường xảy ra với các bé từ 5-14 tuổi. Độ tuổi chưa đủ trưởng thành trong suy nghĩ và hành động, vẫn cần sự lo lắng,quan tâm của ba mẹ.

Xử lí thế nào khi con cái tị nạnh nhau?

Chấp nhận cảm xúc của trẻ

Cha mẹ cần chấp nhận rằng con có thể tức giận, ghen tị hoặc buồn bã. Hãy giải thích với con cảm xúc tiêu cực đó là bình thường và hướng dẫn trẻ đối phó với những tiêu cực đó.

Nhưng theo Meri Wallace, nhà trị liệu gia đình và trẻ em, huấn luyện viên nuôi dạy con cái, trẻ thấy ghen tị với anh chị em là điều bình thường. Mỗi đứa trẻ đều có nhu cầu được yêu thương, nên thật khó cho nó khi anh chị em khác mới là trung tâm của sự chú ý.

Phản ứng tiêu cực của người lớn khiến đứa trẻ ngại chia sẻ cảm xúc đó lần nữa. Vì vậy, theo chuyên gia, khi đứa trẻ bày tỏ cảm xúc của mình, người lớn nên thực hiện các bước sau:

- Thừa nhận cảm xúc của trẻ.

- Cảm ơn con vì đã nói cho mình biết nó nghĩ gì.

- Phân tích mức độ quan tâm của bạn với các con.

- Giải thích cho con mỗi đứa trẻ sẽ có giai đoạn được chú ý nhiều hơn.

- Đảm bảo con được yêu thương như nhau.

Dành thời gian riêng cho con

Phân tích thời gian bạn dành cho hai, ba đứa con cùng lúc và thời gian riêng dành cho từng đứa. Sau đó, bạn có thể biết chính xác khi nào đứa trẻ cảm thấy cha mẹ thiếu quan tâm.

Nhận biết được điều đó, theo nhà trị liệu Meri Wallace, cha mẹ nên đặt lịch hoạt động riêng chỉ có đứa trẻ đó và bạn. Hãy chọn trước một ngày để con có cảm giác háo hức.

Đừng so sánh

Đừng bao giờ so sánh các con với nhau. So sánh có thể khiến chúng cảm thấy bạn yêu đứa này hơn đứa kia. Nó không chỉ đơn giản làm trẻ ghen tị mà còn có thể suy giảm lòng tự trọng của con, gây ra lo lắng.

Xóa bỏ định kiến giới

Cha mẹ thường đối xử với con cái theo cách khác nhau, dựa trên giới tính của chúng. Họ mong con gái mềm mại, nhút nhát và xinh đẹp, mong con trai mạnh mẽ và không khóc lóc. Nhưng nếu bạn không để con trai chơi đồ của con gái với lý do đó là đồ “dành cho con gái”, thì con có thể sẽ ghen tị.

Công bằng

Nếu trẻ gây gổ thì không thể chỉ một đứa có tội. Bên cạnh đó, vai trò "nạn nhân" và "kẻ bắt nạt" thường chuyển đổi giữa lũ trẻ.

Vì vậy, chuyên gia khuyên cha mẹ nên tìm hiểu nguyên nhân cốt lõi dẫn đến xung đột. Sau đó, yêu cầu các con phải chịu trách nhiệm về hành động của mình.

Trên đây là một số mẹo xử lí khi con cái tị nạnh nhau do Crown Space nghiên cứu. Chúc ba mẹ và bé có nhiều cách xử lí khéo léo để các con luôn cảm nhận được tình yêu thương, hòa thuận, hạnh phúc.

𝗖𝗥𝗢𝗪𝗡 𝗦𝗣𝗔𝗖𝗘 - Thời trang trẻ em cao cấp phong cách ANH QUỐC

𝗛𝗲𝗮𝗹𝘁𝗵𝘆 - 𝗖𝗼𝗺𝗳𝗼𝗿𝘁𝗮𝗯𝗹𝗲 - 𝗦𝗺𝗮𝗿𝘁 𝗗𝗲𝘀𝗶𝗴𝗻 - 𝗙𝗮𝘀𝗵𝗶𝗼𝗻𝗮𝗯𝗹𝗲

𝗪𝗲𝗯𝘀𝗶𝘁𝗲: https://crownspace.vn/ 

𝗛𝗼𝘁𝗹𝗶𝗻𝗲/Zalo: 0947.23.9966

 

← Bài trước Bài sau →